'Cục pin châu Á' vỡ đập thủy điện chết người
26/07/2018
1.801 views

Lào ồ ạt xây đập dọc sông Mekong để bán điện cho nhiều nước trong đó có Việt Nam, bất chấp cảnh báo về các mối nguy cho an sinh của cộng đồng.

Bản đồ vỡ đập ở Lào

Thời báo Vientiane dẫn lời tỉnh trưởng Attapeu, ông Bounhom Phommasane, cho hay 19 người chết, hàng trăm người mất tích và hàng ngàn người chờ được cứu sau vụ vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy đang xây dựng hôm 23/7.

Vương quyền Lào và vị vua chết trong im lặng

'Cha tôi và cuộc chiến bí mật của CIA ở Lào'

Lào, vỡ đập thủy điệnBản quyền hình ảnhREUTERS

Chưa rõ nguyên nhân gây vỡ đập. Nhưng theo TTXVN, công ty xây dựng đập thủy điện này cho hay đập bị vỡ do mưa lớn trong nhiều ngày.

Nước sẽ tràn về Việt Nam vài ngày tới

Ông Hoàng Văn Thắng (Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Phó ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai) trả lời truyền thông Việt Nam rằng sự cố này 'nếu có ảnh hưởng đến Việt Nam thì không lớn', theo VnExpress.

"Đây là chiếc đập đang trong quá trình thi công và đã bắt đầu tích nước. Tuy nhiên, lượng nước tích được hiện nay chưa ai xác định được nên chưa thể có thông số chính xác", ông Thắng được VOV trích lời.

Cũng theo ông Thắng, các nhà khoa học ước tính trong 5-6 ngày tới nước từ vụ vỡ đập Lào sẽ tràn vào Việt Nam.

Mực nước khi về đến Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) sẽ dâng lên khoảng 5 cm so với hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) phát biểu trên VOV cũng cho hay do mực nước ở các sông Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang thấp, nên khi nước từ Lào tràn về sẽ không ảnh hưởng nhiều.

Trong khi đó, ông Trần Đức Cường - Phó Chánh văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mekong Việt Nam, vỡ đập thủy điện ở Lào sự cố đột xuất nên "chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Đồng bằng sông Cửu Long".

Lào, vỡ đập thủy điệnBản quyền hình ảnhREUTERS

"Hiện họ đang thu thập số liệu và kết quả phân tích sẽ có trong 1-2 ngày tới để cảnh báo cho các quốc gia, đặc biệt là vùng ĐBSCL của Việt Nam, "ông Cường cho biết trên VOV.

Đó là ảnh hưởng trước mắt.

Còn về lâu dài, các mối nguy từ kế hoạch xây nhiều đập thủy điện với an toàn lương thực cho Việt Nam và toàn khu vực Đông Nam Á từ các đập thủy điện dọc sông Mekong đã được cảnh báo từ lâu.

Lợi và hại từ tham vọng biến Lào thành 'cục pin'

Theo Mạng lưới Sông ngòi Quốc tế, các đập thủy điện trên sông Mekong có thể dẫn tới nguy cơ giảm tới 30-40% sản lượng cá đánh bắt được vào năm 2040, giảm sản lượng nông nghiệp, kéo theo đói nghèo và làm tăng mức độ dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu của các nước ở hạ lưu sông Mekong, trong đó có Việt Nam.

Lào: Vỡ đập thủy điện, hàng trăm người mất tích

Trung Quốc muốn gì ở tiểu vùng sông Mekong?

Lào tuyên bố rút quân khi Hun Sen thăm

Trong số các đơn vị thi công đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy có công ty Cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam - CMVietnam, theo Vietnamnet.

Sau khi hoàn thành, 90% sản lượng điện sản sinh từ dự án sẽ được bán cho công ty điện EGAT Thái Lan, và 10% còn lbán cho công ty điện EDL của Lào.

Không thấy nhắc đến khách hàng Việt Nam trong dự án đâp này. Nhưng trên thực tế Việt Nam đã và đang mua điện từ các đập thủy điện của Lào.

Khi Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Lào, ông Khammany Inthirath sang thăm Việt Nam hồi 4/2018, ông đã gặp và bàn việc hợp tác xuất khẩu điện cho Việt Nam với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. Hai bên đã tìm cách xây dựng các khung pháp lý và hạ tầng để thực hiện việc này, theo The Diplomat.

Thái LanBản quyền hình ảnhTWITTER
Image captionHội Chữ Thập Đỏ Thái Lan kêu gọi quyên góp cứu trợ nạn nhân vụ vỡ đập ở Lào

Thực tế là Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu điện. Theo ước tính, sản lượng điện cần nhập khẩu vào Việt Nam tăng hơn 37.5 % vào năm 2025 và tăng lên 58.5 % vào năm 2035, theo Tae-jun Kang, tác giả bài báo hồi tháng 4/2018.

Theo báo Singapore, tờ The Strait Times, Lào có tham vọng trở thành 'cục pin xạc' của châu Á (the battery of Asia), với nhiều dự án xây đập thủy điện có vốn đầu tư nước ngoài dọc hệ thống sông ngòi nước này.

Trong khi châu Âu lưỡng lự đầu tư vào thủy điện ở Lào do lo ngại ảnh hưởng tới cá ở khu vực sông Mekong thì các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc đã đầu tư ầm ầm vào lĩnh vực này tại Laos, theo Nikkei Asian Review.

Còn theo The Diplomat, Lào có khát vọng trở thành nhà xuất khẩu điện lớn nhất trong khu vực.

Hiện nay các đập thủy điện ở Lào có công suất 6,000 MW. Chính phủ Lào tham vọng đạt công suất 14,000 MW vào năm 2020.

Trên 30% khoản tiền đầu tư nước ngoài 6,6 tỷ USD vào Lào từ 1986 được bỏ vào các đập thủy điện, theo The Diplomat.

Hiện Lào đã vận hành 42 nhà máy thủy điện, 39 đập thủy điện, và còn đang xây 53 đập thủy điện nữa.

Tin mới nhất cho hay chính quyền Thái Lan và mạng xã hội Thái đăng tải nhiều lời kêu gọi quyên góp hỗ trợ nạn nhân vụ lụt do vỡ đập ở Lào.

Dư luận Thái Lan muốn "đền ơn đáp nghĩa" nước Lào đã cử đội cứu trợ tham gia đợt giải cứu đội bóng nhí tại hang Tham Luang, Chiangrai gần đây.

Lào, vỡ đập thủy điệnBản quyền hình ảnhREUTERS

Tuy nhiên, có vẻ như là chính quyền Lào không muốn truyền thông nước ngoài vào đưa tin về vụ vỡ đập.

Một số nhà báo Thái Lan cho BBC hay đơn xin visa (M-B2) để tác nghiệp báo chí của họ bị Bộ Ngoại giao Lào hôm 25/07 từ chối.

Khác với đa số các quốc gia trên thế giới, Lào yêu cầu báo chí nước ngoài phải có thị thực đặc biệt mới có thể vào đưa tin.

Các báo Việt Nam hôm thứ Tư đưa tin công ty Hoàng Anh Gia Lai của nước này có hoạt động tại Lào, sẽ dùng trực thăng đưa 26 công nhân và trẻ em về nước an toàn.

Theo VietnamNet, công ty này cũng lập đội cứu nạn gồm các bác sỹ, y tá để đến Attapeu 25/07 để trợ giúp nỗ lực cứu trợ của chính phủ Lào.


Bình luận facebook