TƯ VẤN & LẬP ĐỀ CƯƠNG GIẢI PHÁP QUAN TRẮC
01/01/2022
7.939 views

I. QUAN TRẮC LÚN CÔNG TRÌNH

Quan trắc lún công trình là công tác rất quan trọng và rất cần thiết để đánh giá khả năng làm việc hiệu quả và độ ổn định của chất lượng nền móng so với các giá trị đã được tính toán theo thiết kế nhằm đảm bảo công trình vận hành tối ưu và an toàn nhất đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng làm việc một cách hiệu quả và bền vững theo thời gian.
 
  Tùy theo từng yêu cầu cụ thể ta sẽ chọn các phương pháp quan trắc lún phù hợp.Hôm nay tôi muốn giới thiệu đến các bạn một số phương pháp quan trắc phổ bến hiện nay để giúp các bạn có thể hình dung rõ hơn cũng như dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương pháp quan trắc phù hợp:
 
1, Quan trắc bằng máy toàn đạc điện tử tự động (Robotic Total Station) và gương quang học (Prism):

Trước tiên chúng ta tiến hành thiết lập trạm máy quan trắc(Robotic Total Station), điểm tham chiếu (mốc chuẩn) và điểm quan trắc (Prism) sau đó trạm máy sẽ tự động tiến hành quét tất cả các prism và mốc chuẩn rồi dựa vào sự chênh lệch giữa cao độ Prism và mốc chuẩn để xác định được lún khu vực.

 
+ Ưu điểm :Chỉ với một Trạm máy có thể đo được rất nhiều Prisms, lại khá dễ lắp đặt 
+ Nhược điểm :giá thành của bộ Robotic total Station khá cao,độ chính xác vừa phải và chỉ quan trắc được lún bề mặt.
+ Ứng dụng: Thường dùng trong các dự án hầm, MRT, đường sắt cao tốc, ổn định mái dốc…

Máy toàn đạc tự động phục vụ đo lún và chuyển vị:



 
Gương đo lún được cung cấp bởi Geo Science:
 
 
                                                                     Gương quang học đo lún GT-P101
  
 
2, Quan trắc lún bằng Extensometer: 

Phương pháp này cho phép xác định độ lún của từng lớp đất (lún đa tầng) cũng như độ lún tổng thể do công trình gây ra.
Hiện nay có hai loại phổ biến là dùng Rod Extensometer và Magnetic Extensometer

 - Rod-Extensometer (Thanh đo lún sâu):
Thanh đo lún sâu được nối với đầu chuẩn sau đó toàn bộ hệ thanh đo lún sâu được hạ xuống lỗ khoan đến cao độ lắp đặt (một lỗ khoan có thể lắp đặt được nhiều thanh đo lún sâu) cuối cùng đổ vữa lấp đầy hố khoan.Khi xảy ra hiện tượng lún nền đất sẽ kéo theo sự chuyển vị tương đương của các thanh đo lún sâu, dựa vào dịch chuyển đó để xác định lún cho từng lớp đất.

+ Ưu điểm: Có thể đo được lún đa tầng, độ chính xác rất cao lên đến mm, có thể đo tự động.
+ Nhược điểm: Lắp đặt khá phức tạp
+ Ứng dụng: Khi cần đo lún đa tầng,yêu cầu quan trắc lún tự động của nền móng hay đào đắp.

  

 Sensor LVDT đo lún với độ chính xác cao lên đến 0.002mm
      
 
* Đầu đo lún đa tầng Rod Extensometer được cung cấp bởi Geo Science :

 
 - Đo lún nhện từ Magnetic Extensometer:
Là hệ thống bao gồm một đầu cảm ứng nối với dây có thước đo và ống định hướng được lắp vào trong nền đất khu vực xảy ra lún, các khớp nối của ống định hướng là một Magnetic ring được thiết kế đặc biệt để khi đầu cảm ứng đi qua sẽ xảy ra tương tác đồng thời tạo ra tiếng chuông báo khi đó chúng ta dựa vào vạch chỉ trên thước đây để xác định vị trí của khớp nối.Khi xảy ra hiện tượng lún nền đất sẽ kèm theo sự chuyển vị tương đương của khớp nối. Sự thay đổi vị trí của các thiết bị sẽ cho ta số liệu về độ lún của các lớp đất phía dưới công trình.

+ Ưu điểm: Có thể đo lún đa tầng, giá thành khá phải chăng và cũng dễ lắp đặt.
+ Nhược điểm: Dùng trong đo thủ công, độ chính xác không cao. 
+ Ứng dụng: Đo lún nền móng chịu tải lớn hay lún trong nền đất đắp có độ lún lớn.

  
*Bộ Magnetic Extensometer được cung cấp bởi Geo Science:

 
  
 
 
3, Quan trắc lún bằng EL-BEAM (Electrolytic Tilt Beam): 

Các thanh Beam được liên kết với nhau thành một chuỗi điển hình với chiều dài thanh beam 2~3m có một cảm biến được lắp đặt vào kết cấu hay khu vực cần đo lún. Hai cảm biến ngoài cùng được lắp nằm ngoài vùng lún lấy làm mốc chuẩn để xác định được lún của từng vị trí cũng như cho ra được so đồ lún khu vực đo.

+ Ưu điểm : quan trắc tự động, tính ổn định và độ chính xác cao và có thể quan trắc được profile lún.
+ Nhược điểm: không đo được lún đa tầng mà chỉ quan trắc được lún bề mặt. 
+ Ứng dụng: quan trắc lún các khu vực nền móng… chịu tác dụng của tải trọng lớn, sự ổn định của kết cấu…
 
 
* Electrolytic Tilt Beam GT-ELB được cung cấp bởi Geo Science :

 
  
4, Quan trắc bằng hệ thống đầu đo áp suất thủy Liquid Settlement: 

sử dụng 1 thiết bị đo áp lực được gắn vào 1 tấm lún đặt trong lòng đất. Cảm biến được kết nối thông qua 2 ống dẫn nước tối một bình chứa được đặt cố định ở ngoài vùng đo lún. Áp lực nước trong ống đươc đo bởi đầu dò bằng cách đo sự chênh lệnh cao độ giữa cảm biến và bình chứa từ đó xác định được dữ liệu lún của nền đất.

+ Ưu điểm: Có thể đo được lún đa tầng cũng như cho ra được sơ đồ lún khu vực.
+ Nhược điểm: Giá thành cao,phần ,lắp trong đất không thể tái sử dụng.
+ Ứng dụng: đo lún nền móng khu vực chịu tải trọng lớn, nền đắp, đào…


* Bộ Liquid Settlement được cung cấp bởi Geo Science:



 
   
5, Quan trắc lún bằng SAA: 

Là một dạng cải tiến của In-Place Inclinometer gồm cảm biến 3 chiều được có gắn bánh xe có thể dễ dàng  lắp đặt cũng như điều chỉnh trong ống dẫn, tổng chiều dài có thể lên đến 100m các cảm biến liên kết với nhau tạo thành chuỗi với khoảng cách giữa mỗi cảm biến là 0.5m,giữa hai đoạn là một khớp nối linh hoạt cho phép GT-SAA có thể di chuyển dễ dàng trong lỗ khoan hay trong cấu trúc bắt kỳ mà nó được lắp đặt.

+ Ưu điểm: quan trắc được lún nhiều phương, có thể đo nghiêng,độ chính xác cao, lắp đặt đơn giản.
+ Nhược điểm: Giá thành khá cao 
+ Ứng dụng: quan trắc lún trong các công trình có cấu trúc đặc biệt, lún vỏ hầm,ổn định mái dốc…
  
  
6, Bộ máy đo cầm tay đa chức năng Geotech GT-HR 

là thiết bị không thể thiếu khi chúng ta tiến hành quan trắc thủ công hay làm tham chiếu trong đo tự động.

Máy đo cầm tay của Geotech có thể đo được tất cả các loại thiết bị cảm biến loại dây rung và điện trở, kích thước nhỏ gọn giao diện đơn giản sẽ là dụng cụ bỏ túi không thể thiếu cho các kỹ sư quan trắc.
 
 
 

7, Hệ thống quan trắc tự động GT-1000 

là một hệ thống ghi dữ liệu đa chức năng được phát triển đặc biệt để cung cấp các giải pháp đơn giản và giản về thu thập dữ liệu và truyền dữ liệu. Các thành phần hệ thống tiêu biểu là: bộ ghép kênh có thể tăng số lượng các cảm biến có thể được giám sát bằng bộ ghi dữ liệu; Modem 3G wireless cung cấp tốc độ truyền dữ liệu không dây tốc độ cao; và tấm năng lượng mặt trời có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời sang điện để cung cấp năng lượng. Được đính kèm hộp bảo vệ với lớp chống nước IP65.


II. QUAN TRẮC NGHIÊNG CÔNG TRÌNH

Mục đích của việc ‘Quan trắc nghiêng’ công trình là gì?

Quan trắc nghiêng công trình: là công tác vô cùng cần thiết nhằm xác định các giá trị độ nghiêng của công trình so với tính toán theo thiết kế, qua đó đánh giá khả năng làm việc độ ổn định, và đưa ra cảnh báo kịp thời giúp tránh những rủi ro không cần thiết cho công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng sau này.

Vậy có những dạng Quan trắc nghiêng nào?

1, Quan trắc độ dịch chuyển ngang của cọc, tường vây và đất trong vùng ảnh hưởng của công trình bằng Inclinometer.

-Thiết bị sử dụng: Bộ đo nghiêng Inclinometer

Bộ đo nghiêng Inclinometer gồm có các thành phần chính sau:
+ Ống vách/Inclinometer casing làm từ vật liệu ABS hoặc PVC, có rãnh dọc theo chiều dài ống có tác dụng dẫn hướng cho đầu dò.
+ Đầu dò/Probe có gắn cảm biến đo nghiêng hai chiều ở trong và được thiết kế 2 cặp bánh xe giúp thiết bị dễ dàng di chuyển trong ống vách.
+ Bộ ghi dữ liệu có kết nối Blutooth với máy tính bảng (đã cài sẵn phần mềm)
+ Dây cáp nối đầu dò và bộ ghi dữ liệu và được đánh dấu sẵn với mỗi đoạn 0.5m. (độ dài tùy ý theo yêu cầu).



   

-Lắp đặt thiết bị:

+ Khoan tạo lỗ, tiến hành thổi rửa làm sạch hố khoan và gắn nắp bịt đáy ở dưới cùng.
+ Lắp đặt các ống Inclinometer vào hố khoan ,thêm ống cho đến khi đạt độ sâu yêu cầu.
+ Đổ vữa lấp đầy khoảng trống giữa ống vách và lỗ khoan.


                                  


-Tiến hành đo và xử lý số liệu:

+ Thả đầu dò đến đáy ống chờ số liệu ổn định thì tiến hành ghi lại sau đó kéo đầu dò lên 0.5m  đo đoạn tiếp theo, lặp lại như vậy cho đến khi đo hết chiều dài ống.
+ Mỗi lần đo tiếp theo ta xác định được độ nghiêng của ống, so sánh độ nghiêng hiện tại với số liệu ban đầu ta được giá trị dịch chuyển ngang.

 
2, Quan trắc nghiêng của kết cấu như cầu, hầm, tường, tường vây…

- Một số thiết bị đang được sử dụng phổ biến hiện nay:
+ Thiết bị đo nghiêng không dây Blutooth GT-TI-MB.
+ Bộ đo nghiêng dạng Mems GT-TI-M.
+ Cảm biến đo nghiêng Electrolytic TiltMeter GT-ETI.

+ Cảm biến đo nghiêng Electrolytic TiltBeam GT-ELB.



                 

                        
1.GT-TI-MB                                                          2.GT-TI-M

          
                         
                           
3.GT-ETI                                                              4.GT-ELB     


Lắp đặt thiết bị:

 Với thiết bị đo nghiêng dạng mems GT-TI-M và thiết bị đo nghiêng không dây blutooth GT-TI-MB.


                      


Đĩa đo nghiêng TiltPlate Geotech:


                              
                                                                   
GT_TI



Với Cảm biến đo nghiêng Electrolytic TiltMeter GT- ETI ta tiến hành tương tự, thay vì lắp đĩa đo nghiêng thì ta tiến hành lắp trực tiếp cảm biến lên giá đỡ với nắp bảo vệ bên ngoài.

                                                       
                                        



Với Cảm biến đo nghiêng Electrolytic TiltBeam GT-ELB ta tiến hành gắn trực tiếp lên kết cấu cần đo.Các cảm biến có thể liên kết thành một chuỗi với khoảng cách là 2m một cảm biến.




- Khi hiện tượng nghiêng, biến dạng xảy ra dữ liệu sẽ được thiết bị ghi lại, phân tích và xử lý từ đó cung cấp cho người sủ dụng thông tin chi tiết về tình trạng của kết cấu để có những biện pháp xử lý kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc.

III. THÍ NGHIỆM/THỦ TẢI CỌC TỰ ĐỘNG


Giới thiệu Thí nghiệm nén tĩnh cọc khoan nhồi bằng phương pháp tự động :

Thứ tự các bước thực hiện:
1. Gia công đầu cọc và đặt hệ kích
2. Cắt tẩy đầu cọc đến phần bê tông đặc chắc, tạo phẳng bề mặt
3. Lắp đặt hệ kích và căn chỉnh
4. Lắp đặt Loadcell
5. Gia cố nền và lắp đặt gối đỡ, dàn tải trọng
6. Lắp đặt dầm chính, dầm phụ, lắp đặt đối trọng
7. Lắp đặt hệ thống LVDT, tiến hành lắp đặt bộ xử lý dữ liệu tự động Datalogger và kết nối tới hệ LVDT và Loadcell.
8. Lắp đặt hệ bơm, đồng hồ thủy lực
9. Gia tải theo quy trình và ghi chép số liệu hiện trường

Với việc áp dụng đo tự động bằng Datalogger kết hợp với Loadcell và LVDT giúp cho quá trình thí nghiệm trở nên dễ dàng hơn , kết quả đo lún và kiểm soát tải trọng gia tải chính xác hơn rất nhiều . Các thông số được cập nhật và gửi về máy tính (điện thoại) liên tục ,cùng với hệ thống cảnh báo nếu như tải trọng thử hay độ lún của cọc vượt quá giá trị cho phép.

Toàn bộ hệ thống này được cung cấp bởi Geo-Science là Công ty đại diện của Geotech-Science Taiwan tại Việt Nam.
Link: http://geo-science.com.vn/bo-thi-nghiem-coc-tu-dong.htm









 
 
IV. QUAN TRẮC MỰC NƯỚC HỒ CHỨA - ĐẬP THỦY ĐIỆN


  1. Giới thiệu chung:

Xác định mực nước hồ chứa, kiểm soát mực nước của hồ chứa, đập thủy điện liên tục đảm bảo theo thông tư của các sở TN&MT

  1. Phương Pháp Quan Trắc
I. Đo thủ công
1. Cột thủy chí
Quan trắc thủ công bằng mắt thường
Lắp đặt:
+ Lắp đặt thước thủy chí bằng thép dọc theo mặt bê tông từ mặt đập xuống đáy đập
Đo ghi dữ liệu:
+ Quan trắc mực nước bằng mắt thường

 
                                                        Hình 1: Cột thủy chí
 
2. Máy đo mực nước thủ công
Quan trắc thủ công, chi phí thấp.
Lắp đặt:
+ Lắp đặt ống thép dọc theo mặt bê tông từ mặt đập xuống đáy đập
Đo ghi dữ liệu:
+ Dùng máy đo mực nước để xác định mực nước hiện tại.
 
      Hình 2: Máy đo mực nước
 
II. Đo bán tự động / Đo tự động


1. Cảm biến đo áp lực nước (Tiếp xúc)
Quan trắc tự động & thủ công
Lắp đặt:
+ Gắn cố định cảm biến đo áp lực nước vào trong ống thép.
+ Lắp đặt và nối ống thép dọc theo mặt bê tông từ đáy đập lên đến mặt đập
Đo ghi dữ liệu
PA1 -  Dùng máy đo cầm tay để đo trực tiếp dữ liệu tại chỗ
PA2 -  Đấu nối vào bộ thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu tự động Datalogger. Dữ liệu được tự động thu thập, xử lý và hiển thị thời gian thực thông qua phần mềm được cài sẵn trên máy tính ở phòng điều khiển trung tâm.
 Hình 3: Cảm biến đo áp lực nước (Tiếp xúc)
 
 
2. Cảm biến đo mực nước loại Radar (không tiếp xúc)
Quan trắc tự động & thủ công
Lắp đặt:
+ Lắp đặt giá đỡ cảm biến tại măt đập, sau đó gắn cảm biến đo mực nước loại radar vào giá đỡ tại vị trí thông thoáng từ mặt đập xuống đáy đập.
Đo ghi dữ liệu:
+ Đồng hồ điện tử hiển thị dữ liệu liên tục tại chỗ
+ Kết nối cảm biến về máy tính, dữ liệu hiển thị và lưu trữ thông qua phần mềm.
     
 
 
                      Hình 4: Cảm biến đo mực nước loại Radar
 
 
3. Cảm biến đo mực nước loại Ultrasonic (không tiếp xúc)
Quan trắc tự động & thủ công
Lắp đặt:
+ Lắp đặt giá đỡ cảm biến tại măt đập, sau đó gắn cảm biến đo mực nước loại Ultrasonic vào giá đỡ tại vị trí thông thoáng từ mặt đập xuống đáy đập.
Đo ghi dữ liệu:
+ Đồng hồ điện tử hiển thị dữ liệu liên tục tại chỗ
+ Kết nối cảm biến về máy tính, dữ liệu hiển thị và lưu trữ thông qua phần mềm.
 
 Hình 5: Cảm biến đo mực nước loại Ultrasonic

 
 
V. QUAN TRẮC ỨNG SUẤT THÉP & BÊ TÔNG DẦM CHUYỂN

I – Giới thiệu


1. Dầm chuyển là gì ?
 
 Dầm chuyển là cấu kiện dầm có tác dụng phân phối lại tải trọng thẳng đứng. Trong nhiều trường hợp, đâm chuyển được bố trí để dàn đều tải trọng xuống móng.
        
2. Mục đích Quan trắc dầm chuyển
 Công tác quan trắc phân tích ứng suất làm việc của dầm khi chịu nội lực phức tạp: chịu uốn, chịu xoắn, chịu cắt.
  • Cảnh báo hiện tượng ứng suất bất thường có ảnh hưởng xấu đến chất lượng dầm chuyển.
  • Cung cấp các thông số ứng suất làm việc để đối chiếu với kết quả tính toán theo lý thuyết từ mô hình.
  • Theo dõi độ võng của dầm chuyển trong quá trình thi công, hoàn thiện và đưa vào sử dụng, kiểm tra mức độ an toàn của dầm trong giai đoạn vận hành sau này.
II – Phương án quan trắc Dầm Chuyển
1. Quan trắc biến dạng bê tông và cốt thép dầm chuyển
  • Phương pháp quan trắc
Lắp đặt các đầu đo ứng suất bê tông, đầu đo ứng suất thép tại các vị trí xác định trong dầm chuyển với dây tín hiệu được đưa ra ngoài khu vực thi công. Dùng máy đo cầm tay thủ công hoặc bộ thu thập và xử lý dữ liệu tự động Datalogger để theo dõi sữ thay đổi ứng suất trong quá trình thi công và vận hành.
  • Thiết bị sử dụng
           +  Đầu đo ứng suất bê tông
           +  Đầu đo ứng suất thép
           +  Máy đo thủ công cầm tay/ Bộ thu thập và xử lý dữ liệu tự động Datalogger
  • Hình ảnh thiết bị
                                   

                        Hình 1: Đầu đo ứng suất bê tông                                    Hình 2: Đầu đo ứng suất thép mini (Spot) 

  • Hình ảnh lắp đặt thiết bị thực tế

Hình 3: Lắp đặt đầu đo ứng suất cốt thép



Hình 4: Lắp đặt đầu đo ứng suất bê tông

VI. QUAN TRẮC LŨ QUÉT - LŨ BÙN ĐÁ

I – Giới thiệu
 
1. Lũ bùn đá là gì?
 
Dòng lũ hoạt động ở các miền sông núi và dòng chảy tạm thời, mang theo nhiều vật liệu hòn mảnh cứng (tảng sắc cạnh và tròn cạnh, dăm, cuội, cát) và đất hạt mịn loại sét. LBĐ xảy ra đột ngột, ồ ạt, có tốc độ chảy nhanh và tương đối lớn, thường chỉ trong mấy giờ. Do chứa nhiều vật liệu rắn (từ 10 - 15 - 40 - 60%) nên có động năng lớn. Có những dòng lũ mang từ núi xuống hàng chục triệu m3 bùn và đá, với lưu lượng trung bình hàng nghìn m3/s, gây thiệt hại nghiêm trọng: cuốn phăng các công trình bê tông cốt thép, tàn phá và huỷ diệt các khu dân cư, đồng ruộng, các phương tiện thông tin liên lạc, đường sá, vv.
 
2. Những điều kiện quan trọng quyết định sự hình thành của lũ bùn đá: 

  • Khí hậu và vi khí hậu của vùng
  • Điều kiện địa mạo (quyết định kích thước, hình dáng lưu vực, độ dốc địa hình, cấu trức thung lũng sông)
  • Điều kiện địa chất (quyết định sự phong hóa, tích tụ vật liệu bở rời trong lưu vực, chuyển động kiến tạo trẻ và hiện đại)
  • Hoạt động của con người (làm mất cân bằng tự nhiên trong các lưu vực)
3. Các biện pháp phòng chống và dự báo lũ bùn đá: 
  • Quan trắc động thái phạm vi lưu vực và vùng có nguy cơ (*)
  • Thiết lập những đới bảo vệ
  • Trồng cây bảo vệ đất
  • Điều tiết dòng nước mặt trên sườn lưu vực
  • Xây dựng (trong lòng các dòng chảy) các công trình điều chỉnh và thu góp vật liệu rắn
  • Làm các mương, kênh, công trình tháo, tiêu sản phẩm lũ bùn đá
  • Xây dựng các công trình bảo vệ, ngăn cách
 
Trong đó việc (*) quan trắc động thái phạm vi lưu vực vùng có nguy cơ là việc cấp thiết bên cạnh các biện pháp phòng chống lũ bùn đá, giúp cảnh báo sớm lũ bùn đá có thể xảy ra, cảnh báo người dần sơ tản sớm tránh những thiệt hại không đáng có về người và của kể cả khi các biện pháp phòng chống khác đã được thực hiện.
 
II -  Phương án quan trắc & cảnh báo sớm lũ bùn đá

1. Những thông số quan trọng cần quan trắc tại phạm vi lưu vực và vùng có nguy cơ: 

  • Các yếu tố khí tượng học:
           Quan trắc lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió và tốc độ gió, áp suất khí quyển, bức xạ mặt trời
  • Quan trắc rung động
  • Quan trắc mực nước ngầm, áp lực nước lỗ rỗng
  • Quan trắc tốc độ và lưu lượng dòng lũ quyét
2. Hệ thống quan trắc lũ bùn đá
 

  • Sơ đồ hệ thống
 
 (1) Thiết bị đo lượng mưa, (2) Thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm, (3) Thiết bị đo gió, (4) Thiết bị đoáp suất khí quyển, (5) Thiết bị đo bức xạ mặt trời, (6) Thiết bị đo rung động geophone, (7) Thiết bị đo mực nước ngầm, áp lực nước lỗ rỗng Piezometer, (8) Thiết bị đo lưu lượng dòng lũ bùn đá, (9) Cảm biến dây đo lũ bùn đá, (10) Camera giám sát ngoài trời.

3. Phương án quan trắc
  • Các thiết bị quan trắc được bố trí lắp đặt tại các vị trí trong phạm vi lưu vực có nguy cơ. Dữ liệu từ các thiết bị đo được truyền về bộ thu thập và xử lý dữ liệu tự động Datalogger đặt ở trạm đo trung tâm. Từ các dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích đánh giá, từ đó đưa ra các cảnh báo sớm khi các dữ liệu vượt ngưỡng cho phép hay khi lũ bùn đá xảy ra. Cảnh báo được phát đi bằng email, sms và chuông báo động.                                                                 
VII - QUAN TRẮC LÚN NHỆN TỪ


Có rất nhiều loại thiết bị đo lún nhện từ và ống lắp đặt phù hơp ứng dụng trọng quan trắc công trình.
Thiết bị đo lún nhện từ được cung cấp với đa dạng chủng loại về ống dẫn, chân nhện từ tính, tấm lún từ tính, mốc lún từ tính phù hợp với nhiều điều kiện và phương pháp lắp đặt khác nhau.
 
Cấu tạo
 
  • Ống dẫn: đa dạng kích thước theo từng múc đích và điều kiện lắp đặt khác nhau
  • Nhện từ: Khi lắp đặt trong hố khoan, các nhện từ được định vị tại các vị trí bằng các chân nhện từ, có sẵn với loại có 3 chân nhện và loại 6 chân nhện.
  • Nhện từ loại 3 chân: nhện từ loại 3 chân là loại dễ dàng lắp đặt nhất khi chỉ cần đặt chúng bên ngoài ống dẫn và đẩy xuống đến chiều sâu yêu cầu.
  • Nhện từ loại 6 chân: lắp đặt nhện từ loại 6 chân yêu cầu phải nén chặt chân nhện khi đến vị trí yêu cầu sẽ tháo chốt cho chân nhện bung ra.
 
 
Hình ảnh: Chân nhện từ
 
Tấm lún từ tính (Plate magnet): được dùng để lấp, cho diện tích bề mặt lớn tiếp xúc với đất xung quanh
Mốc lún từ tính (Datum magnet):  được cố định tại chỗ tại đáy của ống nối tại vị trí ổn định, nằm ngoài vùng lún, làm điểm tham chiếu cho các vị trí đo.
 
Cách thức hoạt động
 
Độ lún được đo bởi các vị trí tương đối của các mốc từ tính bằng máy đo lún từ tính (Reed Swith Probe) với thước mm dược thả xuống trong ống dẫn.
Số đọc – tại sao máy đo lún từ tính lại phát ra âm thanh 2 lần khi đầu đo đi qua mốc lún từ tính.
Đầu dò đi qua từ trường thì nó sẽ đóng lại và phát ra âm thanh cùng với đèn led sẽ sáng. Vì từ trường có cực Bắc và cực Nam nên khi đầu dò đi qua từ trường nó sẽ đi qua 2 vùng đó và âm thanh được phát ra 2 lần.
 
Số liệu bất thường
 
Số liệu bất thường có thể gây ra bởi:
  • Đỉnh của ống dẫn bị cắt mà không tiến hành khảo sát lại.
  • Mốc lún từ tính không nằm trong vùng ổn định và đỉnh ống dẫn không được khảo sát.
  • Các mảnh vụn và rác trong ống dẫn gây ảnh hưởng tới máy đo lún nhện từ
 
Bảo dưỡng thiết bị
Bảo vệ thước dây: khi nâng và hạ đầu dò của máy đo lún nhện từ cần đảm bảo thước dây không bị va chạm vào những vùng có vật sắc nhọn có thể mài mòn bề mặt làm giảm tuổi thọ của thiết bị.

Đặt dịch vụ
capcha